Catenaccio là gì? Ưu và nhược điểm của chiến thuật này
Catenaccio là một hệ thống chiến thuật phòng ngự trong bóng đá, được thiết lập vào đầu những năm 60 của thế kỷ trước. Cho nên, nhiều fan bóng đá còn chưa biết đến sự tồn tại của chiến thuật này. Vậy thì dis2014.org sẽ bật mí cho bạn Catenaccio là gì cùng các thông tin liên quan đến chiến thuật này nhé!
I. Catenaccio là gì?
Catenaccio là một hệ thống chiến thuật được sử dụng phổ biến trong bóng đá được nhiều huấn luyện viên nổi tiếng sử dụng.
Catenaccio trong tiếng Ý có nghĩa là “cái then cửa”, ý chỉ một hệ thống phòng ngự có tổ chức và hiệu quả để bảo vệ khung thành của đội nhà.
Về bản chất, Catenaccio sẽ sử dụng tối đa kỹ năng kèm người của các hậu vệ để có thể giành chiến thắng trong những pha tranh chấp bóng 1:1.
Thời điểm trước đây, khi mà các chiến thuật trên sân chưa được nghiên cứu đa dạng, một đội bóng có thể giành được danh hiệu vô địch nếu họ có một hệ thống phòng ngự được bố trí chặt chẽ, hiệu quả.
Sức mạnh đặc trưng nhất của chiến thuật này đến từ việc “cái chốt cửa”. Chốt cửa chính là điểm phòng ngự quan trọng nhất trong hệ thống phòng ngự của một đội bóng. Khi chốt cửa được bố trí vững chắc, hàng công của đối thủ sẽ không bao giờ tìm ra khe hở đến với khung thành.
Chính vì thế mà Catenaccio yêu cầu đội bóng phải sở hữu một hậu vệ xuất sắc. Cầu thủ này được bố trí tự do, có thể là trung vệ thòng, hậu vệ quét,… nhưng chắc chắn phải là cầu thủ chơi thấp nhất hệ thống.
Mặc dù cách đá này nhấn mạnh đến các tổ chức để vận hành hàng thủ của đội tuy nhiên nó cũng mang nhiều lợi thế đối với hàng công bởi nó cho phép đội bóng chơi phòng ngự tấn công hiệu quả.
Chiến thuật Catenaccio đặc biệt phù hợp với các đội bóng được đánh giá yếu hơn, không có đủ khả năng để chơi đôi công với đối thủ nên họ bắt buộc phải phòng ngự hiệu quả để bảo vệ khung thành rồi đợi chờ thời cơ để phản công và ghi bàn.
II. Nguồn gốc chiến thuật Catenaccio
Hệ thống phòng ngự này do huấn luyện viên người Argentina Helenio Herrera của câu lạc bộ Inter Milan áp dụng vào năm 1960.
Chiến thuật được sử dụng đã đem lại chiến thắng cho đại diện thành Milan với tỉ số tối thiểu 1-0 trước các đối thủ trong khuôn khổ giải vô địch quốc gia.
Catenaccio chịu ảnh hưởng của một hệ thống được huấn luyện viên Karl Rappan phát minh ra hệ thống được hiểu là “khóa cửa”, khi đặt một hậu vệ chủ chốt của đội (ngày nay được hiểu là vị trí hậu vệ quét) đứng ngay phía trước thủ môn và chỉ tập trung vào chuyên môn chính là phòng ngự.
Sau đó, các huấn luyện viên sử dụng hệ thống này vào đội tuyển Ý, sau đó được các đội bóng thành Milan áp dụng vào đầu những năm 60 của thế kỉ XX.
III. Ưu và nhược điểm của chiến thuật Catenaccio
Bất kì chiến thuật nào trên sân cũng đều là “con dao hai lưỡi”. Điều quan trọng là mỗi đội bóng khi áp dụng chiến thuật phải biết cách tối ưu nó sao cho phù hợp với những con người trên sân.
1. Ưu điểm của chiến thuật Catenaccio
Như đã phân tích, Catenaccio chính là chiến thuật phòng ngự hiệu quả nhất cho các đội bóng bởi nó thiết lập được một hàng phòng ngự đủ đông, không để khung thành của đội nhà trong tình trạng bị uy hiếp.
Catenaccio không để đối thủ có cơ hội thực hiện các đường bóng phản công nhanh, đánh vào khu vực trung lộ.
Catenaccio cho phép các cầu thủ có thể kiểm soát được tình huống trên sân, mặc dù họ không phải là người cầm bóng.
Thông qua việc điều tiết hàng thủ một cách hợp lý, việc xuyên thủng mành lưới dường như là không thể.
Bên cạnh đó, nếu bạn có trong tay những siêu sao đặc trưng cho lối đá phòng ngự tấn công, thì cơ hội giành chiến thắng của đội gần như là tuyệt đối. Bởi lối chơi này cho phép đội bóng chuyển đổi trạng thái từ phòng ngự tấn công cực nhanh.
Có thể hiểu, khi đội bóng phòng ngự, đối phương bắt buộc phải đẩy cao đội hình lên tham gia tấn công. Nếu như bản thân đội bóng sử dụng chiến thuật Catenaccio dành được bóng. Họ chỉ cần thực hiện một đường chuyền dài vượt tuyến, đẩy bóng lên trước khung thành của đối thủ. Lúc này, đối phương không kịp trở tay do đội hình đã đẩy lên quá cao. Cơ hội ghi bàn sẽ thuộc về những người chơi phòng ngự trước đó.
2. Nhược điểm của chiến thuật Catenaccio
Không có bất kỳ một cổ động viên nào yêu thích lối đá phòng ngự hết nên Catenaccio dễ gây nhàm chán, ức chế cho người xem.
Catenaccio nếu được vận dụng một cách “quá đà” dẫn đến tình trạng “đổ bê tông” khiến người hâm mộ bức xúc.
Không chỉ thế, trận đấu sẽ diễn ra với thế một chiều, chỉ có một đội tấn công và một đội phòng ngự, làm mất đi tính hấp dẫn, bất ngờ vốn có của môn thể thao Vua.
Catenaccio yêu cầu hàng phòng ngự theo kèm 1:1 với tiền đạo đối phương. Điều này dễ dẫn đến những tình huống phạm lỗi thô bạo khi cầu thủ có bóng, gây đứt đoạn trận đấu, ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề chuyên môn.
III. Đội bóng nào “ưu thích” sử dụng Catenaccio?
Cho đến hiện tại, chiến thuật Catenaccio vẫn chính là triết lý chơi bóng của người Italia. Trong lịch sử, đội bóng này đã giành được nhiều thành công nhờ biết cách vận hành linh hoạt Catenaccio.
Đội bóng áo thiên thanh sử dụng chiến thuật này không phải vì họ yếu hơn đối thủ nên mới phải phòng ngự mà là lối đá này sẽ đưa đội bóng ở thế chủ động.
Có thể thấy rằng, chiến thuật Catenaccio cho phép chuyển đổi đội hình từ thế phòng ngự sang tấn công cực nhanh, khiến đối thủ không thể nào lường trước được các tình huống bóng trên sân. Phản công chính là điểm mấu chốt tạo nên bàn thắng, như chúng tôi đã phân tích ở trên.
Bởi nó vận hành nhanh đến mức trước đó bóng đang ở trong vòng cấm của mình, chỉ vài giây sau đã nằm gọn trong lưới cửa đối thủ.
Các hậu vệ phòng ngự phản công huyền thoại của Italia, những Franco Baresi, Costacurta, Paolo Maldini hay Nesta… đã nâng tầm Catenaccio một cách kinh ngạc, rồi biến nó trở thành một lối chơi vươn tầm thế giới, đặc trưng cho phong cách chơi bóng biến hóa, màu sắc của người Ý.
IV. Tổng kết
Nhìn thì có vẻ thực dụng nhưng lối chơi này vào tay người Ý lại vô cùng hấp dẫn, biến hóa và hiệu quả đến kinh ngạc. Đến thời điểm hiện tại, với xu thế phát triển của bóng đá, Catenaccio không còn ở “thời kì hoàng kim” nhưng vẫn đem đến cho các cổ động viên nhiều ấn tượng, hoài niệm thú vị.