28, Th11
2023
Tiền đạo là gì? Các vị trí tiền đạo phổ biến

Tiền đạo là vị trí quan trọng bậc nhất trong đội hình 11 cầu thủ thi đấu trên sân, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả trận đấu. Song song với hào quang tỏa sáng, các cầu thủ khi thi đấu ở vị trí này luôn phải nhận rất nhiều áp lực, sự chỉ trích của dư luận nếu nhưng không đáp ứng được kì vọng. Cùng dis2014.org tìm hiểu các thông tin liên quan đến vị trí tiền đạo nhé. 

I. Tiền đạo là gì?

Tiền đạo (FW – Forward) là tên gọi chung cho một vai trò trong bóng đá. Các cầu thủ chơi ở vị trí này đều đứng gần với khung thành của đối phương nhất, chịu trách nhiệm ghi bàn mỗi khi có cơ hội. 

Các tiền đạo có xu hướng hoạt động bên phần sân của đối thủ, được bố trí dâng cao và rất ít khi lùi về để tham gia phòng ngự. Chính vì phạm vị hoạt động này mà tiền đạo là nhân tố ghi bàn chính của đội  bóng. Mọi đường bóng triển khai lên phía trên đều nhắm đến vị trí dành cho tiền đạo.

Các cầu thủ chơi ở vị trí này đều đứng gần với khung thành của đối phương nhất, chịu trách nhiệm ghi bàn mỗi khi có cơ hội

Tiền đạo đòi hỏi mỗi cầu thủ phải sở hữu nhiều yếu tố như sức mạnh, thể hình, tốc độ, kỹ thuật xử lý bóng, sút xa, đánh đầu,…. Tiền đạo thường gắn với sự truy cản của hậu vệ đối phương nên rất dễ bị dính chấn thương, ảnh hưởng đến phong độ và khả năng thi đấu. 

Đội hình hiện đại thường bao gồm 1 đến 3 tiền đạo, ví dụ sơ đồ 4-2-3-1 gồm một tiền đạo chơi cao nhất. Sơ đồ 4-3-3 bao gồm 3 cái tên chơi cao nhất trên hàng công. Và dù được bố trí trong sơ đồ đội hình nào, nhiệm vụ chính của tiền đạo vẫn là ghi bàn và kiến tạo. Bóng đá thế giới đã sản sinh ra nhiều tiền đạo xuất sắc với khả năng ghi bàn ấn tượng trong xuyên suốt sự nghiệp thi đấu đỉnh cao của mình. 

II. Các vị trí tiền đạo 

Như đã nói, trong tiền đạo còn có một số vị trí khác nhau với phạm vi hoạt động, vai trò và tầm ảnh hưởng nhất định. Những vị trí tiền đạo có thể bao gồm: tiền đạo cắm (ST), tiền đạo trung tâm (CF), hộ công (SS), tiền đạo chạy cánh (Winger).

1. Tiền đạo cắm

Tiền đạo cắm là cầu thủ chơi cao nhất trong đội hình với nhiệm vụ ghi bàn chính cho đội bóng. Tiền đạo cắm là cầu thủ gần như họat động tách biệt nhất trên hàng công bởi họ thi đấu ngay ở phía trước khung thành của đối thủ.

Gần như rất hiếm khi các tiền đạo cắm lui về phòng ngự. Trong bóng đá truyền thống chia thành tiền đạo cắm cánh trái và tiền đạo cắm cánh phải. Tiền đạo cắm có khả năng chạy chỗ, dứt điểm, biết cách tận dụng lợi thế và tốc độ của mình làm rồi loạn hàng phòng ngự làm sao đưa bóng vào lưới nhanh nhất và chính xác nhất. Bên cạnh khả năng dứt điểm ở nhiều tư thế, tiền đạo cắm cũng cần phải hỗ trợ tấn công nhờ khả năng làm tường và hút người cửa mình.

Tiền đạo cắm là cầu thủ chơi cao nhất trong đội hình với nhiệm vụ ghi bàn chính cho đội bóng

2. Tiền đạo trung tâm

Tiền đạo trung tâm có hai biến thể là RF và LF để chỉ sự phân tách bên hàng lang hai cánh. Tiền đạo trung tâm chơi thấp hơn tiền đạo cắm nhưng cao hơn tiền vệ tấn công. Tiền đạo trung tâm đòi hỏi các cầu thủ có sự nhanh nhạy, kỹ thuật tốt để ghi bàn và tạo đột biến cho đội bóng. 

Bên canh đó, tiền đạo trung tâm cung cần có khả năng kiểm soát bóng tốt để nhận thức và phán đoán tình hình hình làm sao phân phối bóng hợp lý nhất.

3. Hộ công

Hộ công còn được hiểu là tiền đạo lùi, chơi thấp hơn trung phong và có nhiệm vụ chính là thu hồi bóng, hỗ trợ tiền đạo trung tâm và phát động tấn công. Hộ công nhiều lúc bị nhầm tưởng thành tiền vệ trung tâm do phạm vi hoạt động tương đối giống nhau.

Hộ công cần phải có sự phối hợp ăn ý với tiền đạo trung tâm để tạo thành bộ đôi tấn công xuất sắc. Trong nhiều trường hợp, họ có thể tự mình ghi bàn.

Hộ công còn được hiểu là tiền đạo lùi, chơi thấp hơn trung phong và có nhiệm vụ chính là thu hồi bóng, hỗ trợ tiền đạo trung tâm

4. Tiền đạo cánh 

Tiền đạo cánh là nhân tố hoạt động ở khu vực bên ngoài đường biên, là biến thể của “tiền đạo ngoài” trong bóng đá truyền thống. Tiền đạo cánh có nhiệm vụ chính là đánh bại hàng hậu vệ cánh của đối phương để thực hiện các quả tạt và ghi bàn từ cự ly gần. 

Tiền đạo cánh đòi hỏi kĩ thuật rê bóng và tốc độ để giúp họ “qua mặt” hậu vệ cánh trong các tình huống đối đầu trực tiếp. Tiền đạo cánh cần có sự phối hợp và kết nối không chỉ với hàng tiền đạo mà còn là hậu vệ cánh của đội mình. Trong nhiều tình huống, tiền đạo cánh sẽ lùi sâu ở khu vực giữa sân để nhận bóng rồi thực hiện tình huống bứt tốc.

Tiền đạo cánh là nhân tố hoạt động ở khu vực bên ngoài đường biên, là biến thể của “tiền đạo ngoài” trong bóng đá truyền thống

5. Số 9 ảo

Số 9 ảo có vai trò tương tự như tiền vệ tấn công nhưng là phiên bản cao cấp hơn. Điển hình cho mẫu số 9 ảo đã đạt được nhiều thành công là Lionel Messi. Số 9 ảo là cầu thủ biết cách chạy chỗ và khai thác khoảng trống trên sân để làm sao tạo cho mình không gian chơi bóng thuận lợi nhất. 

Số 9 ảo cũng đòi hỏi nhiều yếu tố như một cầu thủ hộ công với khả năng rê bóng, tận dụng khoảng trống và đọc tình huống. Số 9 ảo tham gia vào việc kết nối hàng tiền vệ và tiền đạo vận hàng linh hoạt, có sự đột biến cao hơn do hoạt động như một nhạc trưởng chính ở hàng công của câu lạc bộ. 

III. Tổng kết

Trên đây là bài viết phân tích về các vị trí tiền đạo mà chắc chắn có rất nhiều người hâm mộ dù theo dõi bóng đá lâu năm cũng chưa thể nào nắm rõ. Tầm ảnh hưởng của tiền đạo đối với sức mạnh của đội bóng là điều không cần phải bàn cãi nên không có gì khó hiểu khi các ngôi sao huyền thoại bóng đá như Pele, Maradona, Messi, Ronaldo đều là những cái tên thi đấu ở vị trí này.