25, Th9
2023
Tổng hợp món ăn ngày tết miền Bắc không thể bỏ lỡ

Ẩm thực mỗi vùng miền, địa phương đều mang trong mình những nét đặc trưng riêng khiến người dân luôn tự hào mỗi khi nhắc đến. Hòa chung vào không khí ở giai đoạn bước sang năm mới, những món ăn ngày tết miền Bắc luôn để lại trong trái tim những con người nơi đây những cảm xúc ngọt ngào và dư vị xao xuyến đến khó tả. Cùng dis2014.org khám phá bức tranh những món ăn ngày tết miền Bắc qua bài viết dưới đây nhé. 

I. Nem rán

Tết cổ truyền là dịp quan trọng để cách thành viên trong gia đình sum họp, gặp gỡ và quây quần bên nhau. Chính vì thế mà mâm cơm ngày tết của người dân miền Bắc sẽ thể hiện mong muốn đủ đầy, ấm no, để cầu mong cho một năm hạnh phúc. Nem rán chính là món ăn không thể thiếu trong số đó. 

Nem rán được làm từ nguyên liệu chủ yếu là thịt lợn, mộc nhĩ, miến và một số loại rau củ để tạo vị ngọt. Sau khi trộn đều các nguyên liệu và tẩm ướp gia vị sẽ được gói lại trong phần bánh đa dùng để cuốn nem rồi đem chiên ngập dầu.

Nem rán là món ăn phổ biến trong mâm cỗ Tết

Phần nem có màu vàng óng bên ngoài, bên trong mềm ngọt. Khi ăn có thể cảm nhận được vị giòn tan, đậm đà, chấm với nước mắm chua ngọt sẽ giúp bạn cảm nhận hương vị ngày tết một cách trọn vẹn hơn. Ngoài ra, nem rán có thể ăn kèm với bún, cơm hay các loại rau sống cũng sẽ tạo được sự tổng hòa hương vị. 

II. Gà luộc

Gà luộc không chỉ là món ăn ngày Tết miền Bắc được ưa chuộng mà còn là món ăn quen thuộc trong các bữa cơm của mọi gia đình Việt. Gà sau khi được sơ chế sạch sẽ được cho thêm một ít bột nghệ lên trên để tạo màu vàng đặc trưng rồi đem đi luộc chín.

Gà luộc là món ăn không thể thiếu mỗi dịp xuân về

Nhìn những miếng gà luộc thơm ngon, màu vàng óng, có phần da giòn, trình bày biện đẹp đẽ lên mâm cỗ chính là điểm nhấn cho bữa ăn hoàn hảo. 

III. Dưa hành

Dưa hành ở nhiều nơi còn hay gọi là dưa góp là món ăn phổ biến không thể thiếu được trong danh sách món ăn ngày tết miền Bắc. Tuy đây là món ăn có phần dân dã, giản dị nhưng lại chứa đựng nhiều hương vị để góp phần tạo nên bữa ăn ngày Tết tròn vị nhất. 

Củ hành là nguyên liệu chủ yếu, được chế biến theo phương pháp lên men vi sinh. Khi ăn, ta cảm nhận được vị chua, cay nhẹ, rất thích hợp để ăn cùng bánh chưng và thịt đông giải ngấy mỗi dịp Tết đến xuân về.

Món ăn giải ngấy hiệu quả trong ngày Tết là dưa hành

IV. Các loại giò

Trong văn hóa ẩm thực người Bắc, họ đã tạo nên được nhiều loại giò đa dạng từ các loại nguyên liệu rất riêng như: giò lụa, giò bò, giò quế, giò thủ,… Điều này khiến giò trở thành món ăn ngày tết miền Bắc phổ biến. 

Tùy theo khẩu vị và cách chế biến để tạo nên những loại giò khác nhau nên nguyên liệu chế biến cũng không có sự thống nhất cụ thể. Nhưng đa số các loại giò đều được gói lại bằng lá chuối sau đó luộc chín lên rồi bảo quản trong môi trường nhiệt độ thấp.  

V. Thịt đông

Thịt đông là món ăn phổ biến ở nhiều nơi, nhưng đặc trưng nhất là ở khu vực phía Bắc có khí hậu lạnh giá vào mùa đông. Thịt đông được làm từ phần thịt ba chỉ, thịt gà, bù heo, mộc nhĩ, thêm chút gia vị rồi đem đi ninh nhừ. 

Sau khi chế biến vào bảo quản đúng cách, thành phẩm cho ra là phần thịt đông có lớp mỡ màu trắng trong suốt, mềm mịn với độ béo ngậy nhất định. Món ăn này có thể được bảo quản trong tủ lạnh từ 5-6 ngày nên bạn cần lưu ý để sử dụng nó nhé.  

VI. Xôi gấc

Nhắc đến món ăn ngày tết miền Bắc không thể bỏ qua được món xôi gấc cực kì phổ biến. Người miền Bắc ưa chuộng xôi gâc hơn bất cứ loại xôi nào, nhất là vào dịp cúng bái tổ tiên những ngày đầu năm.

Xôi gấc chứa nhiều ý nghĩa cho một năm mới trọn vẹn, đủ đầy

Màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, thành đạt, thể hiện ước mơ của người dân về một năm mới hạnh phúc. 

Màu đỏ của xôi gấc được lấy từ phần ruột gấc, đem trộn chung với phần gạo nếp đã được ngâm với nước để nở ra. Sau đó cho vào chõ để đồ xôi. 

Thành phẩm sau khi cho ra khuôn là những đĩa xôi nóng hổi, căng mẩy và bóng đẹp màu đỏ đặc trưng với ý nghĩa mang lại sự cát tường, thịnh vượng cho năm mới. 

VII. Canh miến măng gà 

Canh miến nấu măng là món ăn tưởng rất bình thường nhưng lại có sức hấp dẫn đến lạ kỳ trong mâm cỗ Tết miền Bắc. 

Nước dùng gà sau khi đã đun sôi trên lửa thì cho miến dong vào chần rồi vớt ra bát. Lưu ý không nên để quá lâu khiến miến bị nở, nhão không giữ được độ dai giòn nhất đinh. Phần lòng gà được xào săn rồi cho lên miến cùng với rau mùi, hành ngò là đã có được bát miến thơm ngon, nóng hổi vào những ngày đầu xuân rồi. 

Hương vị của bát miến thơm ngon với sợi miến vừa ăn, lòng gà thơm hòa quyện với phần nước ngọt tự nhiên nên một khi đã thưởng thức là không thể nào ngừng được. 

VIII. Chè kho

Chè kho là món ăn gây ấn tượng với kết cấu lạ mắt và hương vị khó tả mà có lẽ còn tương đối xa lạ với nhiều người. Hình ảnh chè kho được cắt thành hình hoa thị cùng ấm trà sen có lẽ là điều quen thuộc với nhiều người dân miền Bắc. 

Chỉ với hai nguyên liệu chính là đậu xanh và đường nhưng món ăn này lại đòi hỏi người chế biến phải có sự tỉ mỉ, cẩn thận trong các bước thực hiện thì mới cho ra được thành phẩm hoàn hảo, đúng vị nhất. 

Ăn bát chè kho là ta cảm nhận được hương vị thơm ngọt, béo ngậy và sự hòa quyện đến mức hoàn hảo của đậu xanh và đường. 


Tổng kết

Trên đây là bài viết cung cấp thông tin liên quan đến nền ẩm thực miền Bắc mà nhiều người quan tâm. Có thể nói, trong không khí se lạnh mỗi dịp tết đến xuân về, được thưởng thức những món ăn ngày tết miền Bắc có sự hài hòa, thơm ngon đến lạ sẽ đem lại cảm nhận tuyệt vời nhất của ngày hội quê mình.